h8

44

Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên
Giá: 680.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me000044
Thanh toán

Lời nói đầu

Môn học công nghệ chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư và cán bộ kỹ thuật về thiết kế và chế tạo các loại máy, các thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải …
Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành cơ khí chế tạo máy trong trường, được nhà trường trang bị kiến thức và kỹ thuật cơ sở đặc biệt là tay nghề. Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, em đã được khoa giao cho nhiệm vụ làm đồ án môn học với đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết “Thõn thủy lực ”.
Sau khi nhận được đề tài được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, cùng với sự lỗ lực của bản thân, em đã làm việc một cách nghiêm túc cùng với sự tìm tòi và nghiên cứu tài liệu và sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đến nay đề tài của em đã được hoàn thành. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế. Vì vậy em mong sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy cô và bạn bè để đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Luyện Duy Tuấn đã hướng dẫn em hoàn thành công việc được  giao.

Hưng yên, ngày …….. tháng 04 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Trần Bỏ Duy

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————………………………………… ————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————–
Hưng Yên, ngày … tháng …. năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

Luyện Duy Tuấn
Mục lục
1.    Phân tích chức năng  làm việc của chi tiết.
2.    Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết.
3.    Xác định dạng sản xuất.
4.    Chọn phôi và xác định phương án tạo phôi.
5.    Lập quy trình công nghệ gia công cơ.
6.    Tính toán lượng dư gia công cho một bề mặt, còn các bề mặt khác tra bảng.
7.    Tính toán chế độ cắt cho một bước gia công còn các bề mặt khác tra bảng.
8.    Tính thời gian cơ bản cho các nguyên công.
9.    Tính và thiết kế đồ gá cho một nguyên công.

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CễNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

I-PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT
Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy thân đồ gá là chi tiết dạng hộp
Do thân đồ gá là loại chi tiết quan trọng trong một sản phẩm đồ gá. Thân đồ gá làm nhiệm vụ đỡ trục của đồ gá và xác định vị trí tương đối của trục trong không gian nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó. Sau khi gia công xong thân đồ gá sẽ được lắp làm nhiệm vụ đỡ trục.
Trên thân đồ gá có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng có nhiều bề mặt không phải gia công. Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ 30.
Cần gia công mặt phẳng A (mặt phẳng đáy) và các lỗ 12, 20, 30 chính xác để làm chuẩn tinh gia công. Đảm bảo kích thước từ tâm lỗ 8 đến mặt phẳng C là: 48 0,02
Chi tiết làm việc trong điều kiện rung động và tải trọng thay đổi.
Đối với nhiệm vụ gia công mặt trên của thân đồ gá cần phải gia công chính xác các mặt để đảm bảo khi lắp ghép với mặt làm việc tiếp xúc khác đảm bảo có khoảng cách để tránh siêu định vị.
Vật liệu sử dụng là : GX 15-32 , có các thành phần hoá học sau:
C = 3 – 3,7        Si = 1,2 – 2,5          Mn = 0,25 – 1,00
S < 0,12               P =0,05 – 1,00
[]bk = 150 MPa
[]bu = 320 Mpa

II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT
Từ bản vẽ chi tiết ta thấy :
– Mặt trên của thân thủy lực có độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng có thể dùng chế độ cắt cao , đạt năng suất cao.
– Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh .
Chi tiết thân đồ gá đỡ được chế tạo bằng phương pháp đúc. Kết cấu tương đối phức tạp, tuy nhiên khi gia công các lỗ ren, lỗ định vị và lỗ làm việc chính 12, 23,  30 cần phải gia công cho chính xác đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Các bề mặt cần gia công là :
1. Gia công bề mặt phẳng A với độ bóng cao để làm chuẩn  tinh cho  nguyên công sau .
2.    Gia công mặt trên đế để khoan khoét, doa lỗ trên mặt B và D để sau đó gia công lỗ định vị và lỗ ren để liên kết với phần dưới.
3.  Gia công 4 lỗ 5, 6 để làm chuẩn định vị khi lắp nửa trên với nửa dưới
4.  Phay 2 mặt phẳng đầu lỗ trụ C và E.
5.  Phay lỗ 20, 30 bên trong chi tiết.
6.  Khoét, doa lỗ 12 đảm bảo độ bóng và chính xác cho chi tiết, vì bề mặt này là là bề mặt làm việc chính .

III-XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
Muốn xác định dạng sản xuất trước hết ta phải biết sản lượng hàng năm của chi tiết gia công. Sản lượng hàng năm được xác định theo công thức sau:
N = N1.m (1+)
Trong đó
N- Số chi tiết được sản xuất trong một năm
N1- Số sản phẩm được sản xuất trong một năm 20000 chiếc/năm)
m- Số chi tiết trong một sản phẩm
– Phế phẩm trong xưởng đúc  =(3-:-6) %
– Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ   =(5-:-7)%
Vậy  N = 20000.1(1 +) =22000 chi tiết /năm
Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức
Q = V.      (kg)
Trong đó
Q –  Trọng lượng chi tiết
– Trọng lượng riêng của vật liệu    gang xám= 6,8-:-7,4 Kg/dm3
V – Thể tích của chi tiết
V = VĐ –  VR – VL
VĐ- Thể tích trụ đặc
VR-Thể tích thân trụ rỗng
VL – Thể tích phần lỗ trên đế
V – Thể tích của chi tiết
VĐ = 3.14×222.112 + 15*185*60 = 336713 mm3
VR =3.14×17.52×60 + 3.14×12.52×10 + 3.14x72x75 +10x36x100=110143 mm3
VL = 3.14x122x15 + 3.14×2.252x15x4  = 7736 mm3
V = 336713 – 110143 – 7736 = 218833 mm3 = 0,218833 dm3
Vậy      Q = V. =  0,218833.7,0 = 1,53 (kg)
Dựa vào bảng 2 (TKĐACNCTM) ta có dạng sản xuất là dạng sản xuất hàng loạt lớn.

IV- XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ CHI TIẾT LỒNG PHÔI

Xác định phương pháp chế tạo phôi
Kết cấu của chi tiết khá phức tạp nhưng vật liệu của chi tiết là gang xám 15×32 nên ta dùng phương pháp đúc, ứng với sản xuất hàng loạt vừa nên ta chọn phương pháp đúc trong khuôn kim loại. Sau khi đúc không cần cắt ba via và làm sạch.
Bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ chi tiết nồng phụi

* Yêu cầu kỹ thuật:
– Đảm bảo độ song song giữa tâm của lỗ 12, 20, 30 với mặt đáy của giá đỡ.
– Đảm bảo độ vuông góc giữa tâm của lỗ 12, 20, 30 với mặt đầu của trụ
– Đảm bảo độ chính xác của khoảng cách giữa lỗ lắp ghép và đế là 480,02 và độ chính xác của các lỗ này là 120,02
– Mặt phẳng lắp ghép đạt độ nhẵn bóng Rz = 20 m

Thứ tự các nguyên công
1-    Xác định đường lối công nghệ
Do sản xuất hàng loạt vừa nên ta chọn phương pháp gia công một vị trí, gia công tuần tự. Dùng máy vạn năng kết hợp với đồ gá chuyên dùng.
2-    Chọn phương pháp gia công
– Phay mặt phẳng A bằng dao phay mặt đầu ghép với nhau, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh dảm bảo Rz = 20 m.
– Phay mặt phẳng B bằng dao phay mặt đầu ghép với nhau, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh dảm bảo Rz = 20 m.
– Phay mặt phẳng D bằng dao phay mặt đầu ghép với nhau, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh dảm bảo Rz = 40 m.
– Đối với gia công lỗ 14 trên mặt D đạt cấp chính xác Rz=20 tra bảng 5 ( TKĐACNCTM ) thì cấp chính xác là 5. Tra bảng với lỗ 14 cấp chính xác 5 ta có dung sai của lỗ là +0,02 m. Vì là lỗ không có sẵn nên khi gia công ta phải khoan, khoét rồi doa thô và doa tinh.
–  Gia công 4 lỗ 5 và 6 đảm bảo cấp chính xác 7 để dùng định vị cho nguyên công sau.
– Phay mặt phẳng C và E bằng dao phay đĩa, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh đảm bảo Rz = 40 m.
– Gia công tiện lỗ 25 và 35 đạt Rz = 20 m.
– Đối với gia công lỗ 14 trên mặt E đạt cấp chính xác Rz=20 tra bảng 5 ( TKĐACNCTM ) thì cấp chính xác là 5. Tra bảng với lỗ 14 cấp chính xác 5 ta có dung sai của lỗ là +0,02 m. Vì là lỗ không có sẵn nên khi gia công ta phải khoan, khoét rồi doa thô và doa tinh.
– Đối với gia công lỗ 24 trên mặt B đạt cấp chính xác Rz=20 dung sai của lỗ là 0,02 m. Vì là lỗ không có sẵn nên khi gia công ta phải khoan, khoét rồi doa thô và doa tinh. Ta rô ren M4 tiến hành bằng tay sau khi khoan.

Lập tiến trình công nghệ
Trình tự các nguyên công để gia công nửa trên của giá đỡ có thể tiến hành như sau

TT Nguyờn cụng
1    Phay mặt A
2    Phay mặt E và D
3    Phay mặt B và C
4    Khoan khoột doa lỗ 12 trờn mặt phẳng D
5    Khoột doa lỗ 23 trờn mặt B
6    Khoột doa lỗ 30
7    Khoan khoột doa lỗ 12 trờn mặt phẳng E
8    Khoan, khoột tarụ 3 lỗ M5 trờn mặt D
9    Khoan tarụ 6 lỗ M5
10    Khoan khoột lỗ bậc 5
11    Khoan sõu 2 lỗ 6 và 8
12    Khoan tarụ 4 lỗ M5 trờn mặt E
13    Khoan ta rụ 4 lỗ M5 cũn lại