Thiết kế máy mài phẳng M7120A

40 40b 40cTrong thời gian 3 tháng với đề tài được giao là thiết kế máy mài phẳng M7120A. Dưới sự hướng dẫn của thầy BÙI TRUNG VỸ và sự cố gắng của bản thân, tìm hiểu nghiên cứu tài liệu và các máy thực tế hiện có, em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Với nhiệm vụ được giao là thiết kế hàn chỉnh một máy. Tuy nhiên do thời gian có hạn cùng với sự  bỡ ngỡ của bản thân khi lần đầu tiên tiếp xúc với đề tài thiết kế một máy hoàn thiện như thế này. Vì thế trong đồ án này em chỉ cố gắng tính toán thiết kế những bộ phận, những cơ cấu chính của máy và không tránh khỏi những thiếu sót.
Nếu đề tài này được đưa vào chế t tạo thì cần phải cáo sự giúp đỡ của các thầy cô và cần phải thiết kế thêm các thông số kỹ thuật của các bộ phận khác để hoàn chỉnh hơn cho đồ án này.
Đây là bước đầu để em làm quen với nhiệm vụ của một người kỹ sư nghành chế tạo máy và để hoàn thiện hơn kiến thức của mình trước khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em hoàn thành được đồ án này.
CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ MÀI

I. Quá trình cắt gọt khi mài:
I.1. Mở đầu:
Quá trình mài là nguyên công cuối cùng trong qúa trình công nghệ gia công chi tiết, nó qui định độ chính xác và độ bóng của chi tiết gia công.Vì vậy nguyên công mài là nguyên công mài đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo thành của qui trình gia công.
Quá trình mài kim loại là quá trình cắt gọt của đá vào chi tiết, tạo rất nhiều phoi vụn do sự ma sát cắt gọt và sự cạo miết của các hạt mài vào chi tiết gia công mài có những đặc điểm khác với các phương pháp  gia công cắt gọt khác như: tiện, phay, bào.
Ở đá mài các lưỡi cắt không giống nhau.
Hình dáng hìng học của mỗi hạt mài khác nhau, bán kính góc lượng ở đỉnh hạt mài cũng khác nhau, hướng của góc cắt sắp xếp hổn loạn, không thuận lợi cho thoát phoi.
Độ cứng hạt mài cao, do đó có thể cắt được những loại vật liệu mà các dụng cụ cắt gọt khác không cắt được như : thép đã tôi, hợp kim cứng…
Tốc độ cắt khi mài rất cao, cùng một lúc, trong một thời gian ngắn có nhiều hạt mài tham gia cắt gọt và tạo ra nhiều phoi vun.
Hạt mài có độ giòn cao, cho nên hạt mài dễ bị vỡ vụn tạo thành những hạt mới với những lưỡi cắt mới hoặc bậc ra khỏi chất kết dính.
Do nhiều hạt cùng tham gia cắt gọt và hướng góc cắt của các hạt không phù hợp nhau, tạo ra ma sát gọi là hiện tương “cắt và cọ sát” làm cho chi tiết bị nung nóng rất nhanh và nhiệt độ ở vùng mài rất lớn.
Hạt mài có nhiều cạnh cắt và có bán kính tròn ở đỉnh trong quá trình làm việc, bán kính này tăng lên đến một trị số nhất định, lực cắt tác dụng lên hạt mài tăng lên làm cho áp lực tác dụng vào nó tăng lên đến trị số đủ lớn có thể phá các hạt mài thành những hạt khác nhau, tạo ra những lưỡi cắt mới hoặc có thể làm bật ra khỏi đá mài. Vì vậy trong quá trình mài, việc tách phoi phụ thuộc vào hình dạng của các hạt mài. Quá trình tách phoi của hạt mài có thể chia ra làm 3 giai đoạn sau:

Gọi bán kính cong của hạt mài là  chiều dày của lớp kim loại hớt đi là a. Ở giai đoạn đầu (hình 1a) mũi hạt mài bắt đầu va đập vào các bề mặt gia công lực này phụ thuộc vào tốc độ mài và trị số lượng chạy dao (lượng tiến dọc hoặc ngang của đá). Nếu bán kíhn cong  của hạt mài rất nhỏ thì độ bền  động học  của nó cũng rất nhỏ, khi va đập và tiếp xúc với vât mài, hạt mài sẽ bị phá hủy không thể cắt gọt được. Nếu mũi hạt mài có bán kính cong  hợp lí thì cắt gọt được thuận lợi. Trường hợp có bán kính cong  của hạt mài lớn hơn chiều dày a rất nhiều , hạt mài sẽ trượt trên bề mặt vật mài, làm cho áp lực tăng dần, ở thời điểm này vật bị nung nóng và giữ lượng nhiệt lớn .
Tiếp sau giai đoạn một, do áp lực mài tăng lên, nhiệt ở lớp bề mặt mài tăng lên làm cho biến dạng dẽo của kim loại tăng dần, lúc này bắt đầu xảy ra quá trình cắt gọt .
Khi chiều sâu lớp kim loại được bớt đi đã đạt dược chiều sâu với trị số a nào đó với điều kiện a   thì xảy việc tách phoi . Vì vậy quá trình làm việc của hạt mài với chi tiết có thể chia ra thành những giai đoạn chủ yếu : Trượt, nén, tách phoi . Cung tiếp xúc giữa hạt mài với chi tiết luôn thay đổi, còn các cạnh của mép cắt phân bố sắp xếp theo các hướng khác nhau . Bán kính cong  của mỗi hạt cũng không giống nhau, mà luôn thay đổi trong quá trình cắt gọt . Những hạt mài có bán kính  lớn không thể cắt được những lớp kim loại mỏng vì vậy trường hợp này hạt mài không cắt gọt được mà xảy ra hiện tượng “nạo” ở bề mặt kim loại làm cho áp lực mài tăng lên, nhiệt phát sinh lớn .
Khi hạt mài săc, có nghĩa là  hợp lý thì cắt gọt tốt và lượng nhiệt giữ lại nhỏ .
Quá trình tách phoi xảy ra trong thời gian rất ngắn, khoảng từ 0,001 – 0,00005 giây, do đó các giai đoạn của quá trình cắt gọt cũng rất nhanh chóng .
Nguyên tắc chung của quá trình mài là đá mài quay tròn và tịnh tiến ra vào để mài chi tiết với lượng dư khác nhau . Còn đối với chi tiết thì có chuyển động : như quay tròn ở các máy mài tròn ngoài, mài lỗ, mài không tâm, mài phẳng có bàn từ quay tròn, cũng có khi có thêm chuyển động tịnh tiến qua lại như ở máy mài tròn ngoài, mài không tâm, mài phẳng bàn bàn máy hìmh chữ nhật .
Lực cắt khi mài tuy không lớn lắm, nhưng cũng phải biết để tính toán công suất truyền động của động cơ và ảnh hưởng của nó đến chất lượng và độ chính xác khi mài. Lực cắt gọt khi mài cũng tương tự như lực cắt gọt khi tiện, phay, bào…. Tuy nhiên cũng có những đặc điểm riêng khác về các thành phần lực .
Sơ đồ lực cắt khi mài phẳng :

CHƯƠNG II

GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP MÀI

I.  Mài tròn ngoài:
I.1.  Đặc điểm:
Là phương pháp mài có tính vạn năng cao, chi tiết được gá vào hai lỗ tâm, hoặc một đầu cặp vào mâm cặp còn đầu kia chống tâm. Lỗ tâm là chuẩn thống nhất được dùng trong các nguyên công trước nên đảm bảo được lượng dư đều.
Mài có tâm thường dùng kiểu chạy dao dọc (ăn dao dọc) : Sau mỗi hành chạy dao dọc mới tiến đá sâu vào, phương pháp này dể sử dụng nhất, độ sâu cắt nhỏ nên lực mài bé. Để mài có năng suất cao hơn người ta vát côn một phần đá với góc côn 2 30. Cách này dùng để mài các trục ngắn, độ cứng vững tốt.
Khi gia công trục ngắn có đường kinh lớn còn dùng kiểu ăn dao ngang, cách mài này cần đòi hỏi độ cứng vững của chi tiết tốt, máy có công suất lớn, đá rộng bản và phải sửa đá thật tốt.

HÌNH6
__

Hình 7 :   Các phương pháp ăn dao khi mài tròn ngoài.
I.2. Những kiểu máy mài ngoài và tính năng kỹ thuật:
Máy mài ngoài dùng để gia công các bề mặt hình trụ ,côn, ô van, lệch tâm méo, các mặt định hình… Máy mài ngoài có thể mài đưọc các lượng dư khác nhau từ rất nhỏ 0.0005mm đến vài milimet với đọ chính xác và độ nhẵn cao. Có rất nhiều loại máy mài ngoài, tùy theo yêu cầu công nghệ, kích thước, hình dạng của chi tiết gia công mà chọn máy cho phù hợp . Sau đây giới thiệu một số loại máy thường gặp:
Máy mài tròn ngoài vạn năng có ụ quay đá và có đầu phụ để mài lỗ kiểu  3A110, 3 12, 3140.
Máy mài tròn ngoài thông dụng, không có ụ quay đá và chi tiết, kiểu3 151, 3 161.
Máy mài tròn ngoài tự động kiểu 3A151, 3A161 có cơ cấu chạy dao ngang mang theo chu trình làm việc tự động đã điều chỉnh sẵn.
Máy mài ngoài, mài mặt đầu có ụ mài quay được các góc 80, 300, 450, có ụ mài chuyển động thẳng góc với tâm kiểu 3T161.
Máy mài nhiều đá dùng để  gia công trục nhiều bậc, trục khủyu và trục lệch tâm.
Máy mài tròn ngoàichuyên dùng, có truyền dẫn ụ trước và ụ sau kiểu 3A424, 3428, để mài thanh truyền, cổ trục khủyu, có bộ phận chép hình kiễu   XIII-170.

Đặt tính kỹ thuật của một số loại máy mài tròn ngoài thông dụng:

Đặc tính kỹ thuật    3A11    3A151    3164A
Đường kính gia công lớn nhất (mm)    140    200    400
Chiều dài gia công lớn nhất (mm)    180    750    2000
Côn móc ụ trước    N03    N04    N06
Đường kính đá mài (mm)    250    450,600    500,700
Số vòng quay của trục chính (v/p)    2340,  2860    1080,  1240    920,  1240
Tốc độ của bàn máy(mm/p)    0,034    0,16    0,15
Dịch chuyển ngang lớn nhất của ụ mài (mm)    125    200    305
Chạy dọc ngang sau hành trình kép của bàn máy (mm)
0,0010,038
0,010,05
0,010,03
Số cấp tốc độ của đầu mài

Vô cấp
Vô cấp
Vô cấp
Giới  hạn số vòng quay (v/p)    78 780    63 400    30 180
Góc quay của bàn máy (độ)    100    +30 100    +20 40
Công suất động cơ (kw)    1,5    7,5    13
Kích thước máy (mm)    1560 1750    2100 3100    2500 6040

II. Mài không tâm ngoài và trong:
II.1. Đặc điểm:
Mài không tâm là loại mài tròn. Nhưng khác với mài ngoài có tâm là ở đây vật mài đặt tự do lên dao đỡ mà không định vị bằng tâm của chi tiết cũng không kẹp bằng đồ gá hoặc mâm cặp. Khi mài không tâm chi tiết nằn giữa hai đá mài, một đá cắt và một đá dẫn. Đá dẫn dùng để tạo chuyển động quay và tiến ngang của chi

Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên bao gồm tất cả các file 3D, xuất bản vẽ ra PDF, CAD+ nguyên lý hoạt động+ Sơ đồ nguyên công, đồ gá + THuyết minh
Giá: 690.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_TKM000040
Tải đồ án