Thiết kế máy đùn mặt lốp ôtô

19a 19b 19c 19d 19e 19g 19h

Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên
Giá: 600.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_TKM0000019
Tải đồ án

Tên đề tài : Thiết kế máy ép đùn mặt lốp ôtô
Số liệu ban đầu: Năng suất làm việc của máy :1600 kg/h
Số vòng quay trục vít : 26 v/ph
Tỉ số giữa chiều dài và đường kính :L / D = 5

Nội dung thuyết minh
Lời nói đầu                                Trang
Chương I : Giới thiệu lốp ô tô và quy trình công nghệ
sản xuất lốp ô tô
1.1.    Nhu cầu về lốp ô tô.
1.2.    Cấu tạo lốp ô tô.
1.3.    Vật liệu chế tạo lốp ô tô.
1.4    Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp ô tô.
Chương II : quy  trình công nghệ  sản xuất mặt lốp ô tô.
2.1    Sơ đồ quy trình công nghệ  sản xuất mặt lốp ô tô.
2.2    Phương pháp chế tạo mặt lốp ô tô.
2.2.1       Phương pháp tạo hình nhiệt.
2.2.2    Phương pháp ép liên tục.
2.2.3    Phương pháp ép trực tiếp.
2.3       Dây chuyền sản xuất  lốp ô tô.
2.4.       Máy ép đùn mặt lốp ô tô.
Chương III:   Cơ sở lý thuyết về ép đùn vật liệu.
3.1    Phương pháp tạo mặt lốp ô tô (phương pháp ép).
3.1.1   Tách pha lỏng
3.1.2    Ép định hình.
3.2.    Cơ sở lý thuyết về ép đùn vật liệu.
3.2.1.    Hệ số lèn chặt.
3.2.2.    Hệ số rổng.
3.2.3.    Ap suất ép.
3.2.4.    Hệ số ma sát.
3.2.5.    Lực chiều trục.
3.2.6.    Năng suất lý thuyết của máy ép đùn.
3.2.7.    Công suất yêu cầu.
Chương  IV :   phân tích và chọn phương án .
4.1    Yêu cầu chế tạo mặt lốp ô tô.
4.2    Các phương pháp ép đùn (các phương án).
4.2.1  Phương pháp ép bằng máy ép loại cần đẩy.
4.2.2    Phương pháp ép bằng thủy lực.
4.2.3    Phương pháp ép bằng máy ép bánh răng côn.
4.2.4    Phương pháp ép bằng máy ép dùng cơ cấu tay quay con trượt
4.2.5    Phương pháp ép bằng máy ép trục khuỷu.
4.2.6    Phương pháp ép bằng trục vít đùn.
4.2.7    Phương pháp ép bằng vít xoắn.
4.2.8    Phương pháp ép bằng máy ép cán.
4.3      Phân tích và chọn phương án.
Chương V :   tính toán thiết kế máy ép đùn .
5.1    . Số liệu ban đầu.
5.2    . Tính chọn công suất động cơ.
5.3    . Xác định các kích thước yêu cầu.
5.4. Xác định các tải trọnh tác dụng lên trục vít đùn.
5.5. Tính sức bền của trục vít đùn.
5.6. Tính sức bền của vòng xoắn vít ép.
5.7. Tính toán năng lượng tiêu thụ trong quá trình ép.
5.8. Tính toán cân bằng nhiệt cho khoang ép.
5.9. Xác định các kích thước của buồng xoắn.
5.10. Tính toán khuôn ép.
CHƯƠNGVI: THIẾT KẾ CÁC BỘ TRUYỀN
Chương VII :    thiết kế  quy trình công nghệ gia công trục vít đùn.
Chương VIII :   vận hành và bảo dưỡng máy.
kết luận  chung.
Tài liệu tham khảo.
Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước ta sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn vậy thì các ngành công nghiệp phải không ngừng đẩy mạnh sản xuất, mở rộng nhà máy, xí nghiệp, cải tiến trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ chính sách đó, đã đưa đất nước ta phát triển nhanh chóng trong đó có một phần đáng kể đến là ngành sản xuất sản phảm cao su.
Ở nước ta cũng như tất cả các nước trên thế giới, nhu cầu vận chuyển, giao thông đường bộ ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy sử dụng phương tiện xe đạp, xe máy, ôtô là thực trạng đáng quan tâm.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng và nền kinh tế, ngành cao su, thiết bị cơ khí cho ra đời sản phẩm cao su không những về số lượng mà còn về chất lượng tốt. Đặt biệt là sản xuất lốp ôtô các loại.
Với yêu cầu thực tế hàng năm là 2 triệu chiếc (theo ước tính của nhà máy cao su Đà Nẵng), để tạo được sản phẩm lốp ôtô nhất thiết phải có thiết bị, máy móc chuyên dùng, đảm bảo yêu cầu sản xuất, yêu cầu công nghệ và môi trường, đó chính là nhiệm vụ của ngành cơ khí.
Để đóng góp một phần vào nhiệm vụ đó, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo ĐINH  MINH  DIỆM và các anh, chị cán bộ kỹ thuật ở công ty cao su Đà Nẵng. Tôi đã nhận nhiệm vụ thiết kế máy ép đùn mặt lốp ôtô. Đây là một trong những loại máy rất cần thiết cho ngành cao su và đặt biệt là ngành sản xuất lốp.
Máy này ngoài nhiệm vụ sản xuất mặt lốp ôtô, còn dùng để sản xuất một số bán thành phẩm như: mặt lốp ôtô, xăm lốp xe đạp, xe máy, mặt lốp xe máy.
Qua thời gian 3 tháng thực hiện nhiệm vụ, nay tôi đã hoàn thành. nhưng do khả năng và thời gian hạn chế, đồ án của tôi không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của thầy cô bạn bè và các anh chị.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị ở phòng kỹ thuật ở công ty cao su Đà Nẵng, bạn bè và các thầy cô đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2002.
Người thực hiện.

Tôn Thất Kim Thạnh.
CHƯƠNG  I
GIỚI THIỆU VỀ LỐP ÔTÔ
1.1   Nhu cầu về lốp ôtô
Theo thống kê về thị trường ở công ty cao su Đà Nẵng và luận chứng YOKOHAMA cho biết:
Số xe ôtô ở Việt Nam đăng ký ở cục đường bộ vào đầu năm 2000 là 449733 chiếc.
Theo thống kê của nhà máy cao su DRC thì năm 2000 ở Việt Nam có khoảng 557000 chiếc.
Theo luận chứng của YOKOHAMA thì số xe ôtô trong năm 2000 là 45100 chiếc. Và cứ trung bình trong 1 năm thì mỗi xe thay 2,25 lốp.
Theo dự đoán về nhu cầu thị trường Việt Nam: Lượng xe con và xe tải nặng tăng trưởng bình quân từ 10  20%. Ở đây giả sử ta chọn lượng xe tăng trưởng là 17%.
Với nhu cầu như vậy ta thấy đến năm 2005 thì số lượng xe dự kiến sẽ là:
55700 +5..55700 = 1030450 (chiếc).
Và dự kiến số lượng lốp cần là:
1030450 x 2,25 = 2318512,5 (lốp).
Với nhu cầu số lượng lốp như vậy đòi hỏi nhà máy xí nghiệp phải mở rộng sản xuất và cải tiến thiết bị, để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.
Để hiểu rỏ thêm về nhu cầu lốp ta lập bảng như sau:
Số xe đăng ký cục đường bộ năm 2000    Số xe theo luận chứng Yokohama    Loại xe    Số liệu ước tính của nhà máy DRC
Số lượng xe năm 2000 (chiếc)    Số lốp thay thế    Số lốp cần trong năm 2000 (cái)    Số lốp cần trong năm 2001 (cái)
Ôtôcon    142904    Ôto con    170000
Xe tải    75957    Tải nhẹ
Xe khách    75957    Tải nặng bus
Tổng    4049733    Tổng

BẢNG DỤ KIẾN NHU CÂQÙ LỐP XE Ô TÔ( CHÈN SAU)1.2 . Cấu tạo lốp ôtô.
Lốp ôtô được cấu tạo bởi 4 lớp chủ yếu:
–    Lớp ngoài cùng được cấu tạo bằng cao su sau khi đã qua các công đoạn nhiệt luyện, thành hình, lưu hóa. Lớp này chịu nén và chịu mài mòn rất tốt, nó còn có tác dụng  bảo vệ các lớp bên trong.
–    Lớp thứ nhì là lớp bố nilông nó được cấu tạo bởi dây bố và hợp chất pôlime lớp này có tác dụng tạo thành hình lốp ôtô. Nó có tính chịu kéo rất tốt.
–    Lớp cao su mỏng bên trong, đây là lớp có tác dụng bảo vệ lớp bố
–    Thép được bố trí trên vành lốp nhằm mục đích chống sự co nén và sự giản ra của vành.
1.3. Vật liệu chế tạo lốp ô tô
1.3.1. Tanh  (Triên).
– Tanh được làm bằng thép dùng để làm triên lốp (gọi là tanh). Thép này có đường kính nhỏ tùy theo loại lốp mà ta chọn đường kính của vòng thép đối với loại lốp cở 660 thì kích thước đường kính của lõi thép là 2mm các dây thép này được quấn thành từng vòng, sau đó dùng vải bọc tanh (dùng bố có tráng cao su), bọc 4  6 vòng thép lại với nhau, đường kính của mỗi vòng thép chính bằng dường kính của vành xe . Mỗi lốp sử dụng khoảng 8  10 vòng tanh.
1.3.2. Dây bố:
Đây là thành phần quan trọng của chiếc lốp vì nó chịu lực kéo, lực nén do áp suất bên trong lốp tác dụng. Vì vậy dòi hỏi bố phải tốt, chịu kéo tốt và có độ bền mỏi cao, đòi hỏi tấm vải bố (được dệt bằng dây bố) phải đều nếu không sẽ dễ xảy ra ứng suất  không đều khi bơm căng lốp, chính vì vậy để đảm bảo độ bền của lốp  ta cần phải quan tâm đến các thành phần của lốp
1.3.3 Cao su:
–    Đây là một trong những thành phần quan trọng nhất, vì nó giúp cho các thành phần của lốp liên kết với nhau chặt chẻ hơn.
–    Sau khi nhiệt luyện tính dẻo của cao su được tăng lên, chính nhờ tính dẻo này làm cho các thành phần bên trong của lốp liên kết chặt chẽ hơn và giúp cho việc tạo hình lốp được dể dàng hơn.
–    Khi lưu hoá dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất, cao su chảy ra và điền đầy các khoảng trống bên trong các lớp làm cho lốp chắc chắn hơn.
–    Ngoài ra lốp sau khi lưu hoá sẽ được để nguội một thời gian để cho cao su chết và đông cứng giúp cho bề mặt lốp có khả năng chịu mài mòn tốt.
Ngoài các thành phần chủ yếu trên còn có các thành phần khác như phụ gia chất độn và các chất hóa học khác.

3.3.    Sơ đồ quy trình công nghệ  sản xuất lốp ôtô

Chương II     Quy trình công nghệ  sản xuất mặt lốp ôtô
2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mặt lốp ôtô
2.2  phương  pháp chế tạo mặt lốp ô tô.
Có nhiều phương pháp chế tạo mặt lốp ôtô. Như phương pháp tạo hình
nhiệt, phương pháp ép đùn, phương pháp dập, phương pháp phun ép. Nhưng phương pháp sử dụng chủ yếu nhất hiện nay là phương pháp tạo hình nhiệt và phương pháp đùn.
2.2.1  phương pháp tạo hình nhiệt.
Quá trình gia công được thực hiện với nguyên liệu dẻo ở dạng tấm hay dạng ống gồm các công đoạn sau:
·    Cắt định hình sơ bộ.
·    Đốt nóng.
·    Tạo hình và làm nguội.
·    Lấy sản phẩm và làm nguội.
* Trong phương pháp này vật liệu chỉ được nung nóng đến trạng thái dẻo và quá trình tạo hình là quá trình gây biến dạng tấm vật liệu để đạt đến hình dạng cuối cùng, nên lực tác dụng nhỏ hơn các phương pháp khác.
*  Phương pháp này có ưu điểm như:
+ Thiết bị đơn giản.
+ Phù hợp với sản xuất sản lượng ít, kích thước sản phẩm lớn, hình dạng đơn giản.
*  Tuy nhiên do vật liệu biến dạng ở trạng thái dẻo nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chế độ gia công và phương pháp gia công. Trong đó đáng chú ý là: do ứng suất bên trong lớn nên chất lượng sản phẩm không ổn định và độ bền không cao, sản phẩm có chiều dày không đồng đều.
*  Phương pháp này có các kiểu gia công sau:
+  Phương pháp dập: Có 2 cách dập:
·    Dập kéo.
·    Dập trên đệm đàn hồi.
+   Phương pháp ép thổi:
·    Thổi tự do.
·    Thổi trong khuôn.
2.2.2    phương pháp ép đùn liên tục :
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến vì nó có những ưu điểm sau:
+ Cho sản phẩm liên tục.
+  Phù hợp với việc sản xuất hàng loạt.
+  Năng suất cao.
+  Thiết bị đơn giản.
Tuy nhiên sản phẩm của phương pháp này phụ thuộc vào tay nghề của người công nhân điều chỉnh khuôn và phụ thuộc vào quá trình kiểm tra để hiệu chỉnh.
Phương pháp này đòi hỏi vật liệu phải được nung nóng đến một giới hạn nào đó.

CHƯƠNG III
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ÉP ĐÙN VẬT LIỆU
3 .1  Phương pháp tạo mặt lốp ôtô (Phương pháp ép đùn).
Ép đùn vật liệu là một trong những phương pháp sử dụng rất phổ biến ở các nhà máy xí nghiệp, nhất là ở các nhà máy sản xuất gạch (ví dụ nhà máy sản xuất gạch Đại Hiệp ở Quảng Nam  –  Đà  Nẵng, nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm, nhà máy sản xuất phấn viết , nhà máy cao su .. .) thì máy đùn ép đóng một vai trò rất quan trọng.
Mỗi nhà máy, xí nghiệp sản xuất mỗi sản phẩm và máy đùn cũng đùn ép các loại vật liệu khác nhau tùy theo sản phẩm của nhà máy. Ở đây với giới hạn của đề tài ta chỉ xét máy đùn ép vật liệu cao su (đùn ép mặt lốp).
* phương pháp tạo mặt lốp ôtô.
Cao su là vật liệu vừa dẻo vừa có tính đông đặc tốt, nên muốn tạo được mặt lốp có bề rộng, bề dày và đường gờ nhất định thì cần tạo bằng khuôn ép. Muốn qua khuôn ép dễ dàng, cao su cần có độ dão nhất định và phải có lực ép và cơ cấu ép để đưa cao su qua khuôn ép.
Ép đùn có 3 nhiệm vụ chính sau:
+ Tách pha lỏng.
+ Làm cho bán thành phẩm có hình dạng xác định.
+ Làm chặt sản phẩm nhằm cải tiến điều kiện vận chuyển.
Với điều kiện giới hạn đề tài ta chỉ xét hai trường hợp:
3.2.1 Tách pha lỏng.
+ Chất lỏng ở trong sản phẩm ép có thể chia làm chất lỏng tự do và chất lỏng liên kết.
– Chất lỏng tự do dễ dàng tách khỏi bả thô.
– Chất lỏng liên kết (dạng phân tử) muốn tách thì phải cung cấp cho nó một năng lượng để khắt phục lực bám dính nhằm làm biến dạng cấu trúc và khắt phục lực cản do khi dịch chuyển chất lỏng, hơn nữa trở lực đó lại tăng lên cùng với sự tăng lực nén.
+ Lượng chất lỏng nhỏ nhất có thể chứa trong bả sau một thời gian ép đẳng nhiệt ở áp suất không đổi sẽ được gọi theo quy ước độ ẩm cân bằng, và hông ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất như nhau chất lỏng này có thể hấp thụ một chất nào đó tốt hơn chất kia. Chính nhờ đó mà ta dùng phương pháp ép để tách pha lỏng một cách dể dàng.
3.2.2. ép định hình:
+ Để tăng độ bền cho vật thể rời ta dùng phương pháp ép (nén chặt) trong không gian kín, dưới tác dụng của áp suất bên ngoài cho đến khi thu được một khối có độ chặt và nó không thể tự tách rời nhau được
+ Khi ép cần có kèm theo sự nghiền nát và sự di chuyển tương đối giữa các chất và có sự trộn lẩn nhau do đó xãy ra sự biến dạng dẽo và biến dạng đàn hồi. Những yếu tố quyết định quá trình ép sản phẩm phân tán có thể chia thành hai nhóm.
* yếu tố đặt trưng cho tính cơ lý:
1.    Mô đun ép: Đặt trưng cho khả năng của sản phẩm khi bị nén chặt dưới tác dụng của áp suất (bỏ qua tổn thất do ma sát), yếu tố này không đổi và phụ thuộc vào loại sản phẩm, cấu trúc và kích thước của các hạt thành phần.
2.    Hệ số áp suất bền: Là tỉ số giữa áp suất mặt bên của vật liệu ép với áp suất tác dụng thẳng đứng.
3.    Độ ẩm, nhiệt độ, thành phần và kích cở hạt của sản phẩm.
* Các yếu tố đặt trưng cho điều kiện ép.
1.    Ap suất riêng.
2.    Ma sát giữa sản phẩm và dụng cụ ép, đại lượng này phụ thuộc vào thành phần, tính chất của sản phẩm và trạng thái bề mặt của dụng cụ ép.
3.    Hình dáng bánh ép, dụng cụ ép và tương quan kích thước của nó.
4.    Chế độ ép có thể là ép chu kỳ hoặc ép liên tục.
5.    Hệ số bề mặt của vật liệu ép trực tiếp chịu áp suất ép, phụ thuộc vào số bề mặt trực tiếp mà quá trình ép có thể tiến hành được, hệ số đó cụ thể như sau:
a). Một mặt: Ap suất nén chặt tác dụng vào một bề mặt của vật liệu ép.
b). Hai mặt: Ap suất nén chặt tác dụng lên hai bề mặt đối diện của vật liệu ép.
c). Nhiều mặt: Ap suất nén chặt tác dụng lên 3 đến 6 mặt của vật liệu ép.
Hệ số nén chặt đối với tiết diện ép là không đổi được xác định theo công thức:
= Y/ Yn     (3-1 )
Với Y: Là khối lượng toàn thể tích vật ép (kg).
Yh: Khối lượng thể tích cốt vật chất (kg).
Đặt trưng cơ bản của quá trình đông và liên kết của vật liệu là sự phụ thuộc giữa sự tăng áp suất và hệ số nén chặt của vật chất.
Nói chung ép hai phía sẽ giảm được áp suất ép từ 10 đến 20% so với ép một phía. Ép hai phía sẽ thu được sản phẩm theo chiều cao đồng đều hơn, cải tiến được nhiều về chất lượng sản phẩm.
3.3. Cơ sở lý thuyết về ép đùn vật liệu
Ép đùn vật liệu là một quá trình rất phức tạp, gồm rất nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố tác động đến quá trình ép khác nhau và mang đặc trưng khác nhau. Ở đây ta chỉ xét các yếu tó chính trong quá trình épđó là: Hệ số  lèn chặt được xác định ở  mục 3.2.2, hệ số rỗng, áp suất ép P(KG/cm2), hệ số ma sát f, chiều cao bánh ép h(cm), năng suất lý thuyết của máy ép Qlt(kg/h), công suất yêu cầu của máy N(kw).
3.3.1 Hệ số lèn chặt .
Hệ số lèn chặt thể hiện khả năng nén chặt vật liệu của máy vơi một lượng vật liệu và áp suất nhất định.
3.3.2. Hệ số rỗng
Hệ số rỗng là tỉ số giữa thể tích chất lỏng và phần khí với thể tích khô,  được xác định theo công thức sau:

Trong đó:
VLg: Thể tích chất lỏng.
Vkhí :Thể tích chất khí.
Vk: Thể tích chất khô.
Ngoài ra hệ số làm chặt quan hệ với hệ số rỗng bằng tương quan:

3.3.3. Ap suất ép P(KG/cm2).
Ap suất ép phụ thuôc rất nhiều vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, hệ số ma sát, chiều cao bánh ép … đặt biệt chiều dài của bánh ép. Nó được thể hiện trên đò thi sau:
CHEN HÌNH
Và quan hệ đó được thể hiện theo công thức:

Với : Hệ số áp bền.
f: Hệ số ma sát.
S: Chu vi vùng ép (mm).
F: Diện tích vùng ép.
Pn :Ap suất riêng trên đáy buồng ép.
Đối với má ép bằng trục vít đùn thì sự phụ thuộc của áp suất vào chiều dài trục vít xoắn được thể  hiện như sau:
CHÈN HÌNH
3.3.4. Hệ số ma sát f.
Hệ số ma sát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Vật liệu, nhiệt độ , điều kiện làm việc.
Trong quá trình đùn ép hệ số ma sát phụ thuộc vào áp suất được thẻ hiện như sau;
CHÈN HÌNH
3.3.5. Lực chiều trục:
Guồn xoắn đẩy trong quá trình ép tạo nên áp suất của khối vật liệu tác dụng hướng về khuôn và phản lực hướng về phía nạp liệu, áp suất quyết định độ của công suất và lực chiều trục trên guồng xoắng .
Nghiên cứu quá trình vận chuyển vật liệu trong guồng xoắn ta được biểu thứcphản lực đối với chiều trục như sau:
(KG)  (XV-43)
Với  Ptr là lực chiều trục.(KG)
Pe là áp suất ép (KG/cm2)
Và quan hệ đó được thể hiện trên đồ thị (hình 3.3)
CHÈN HÌNH
3.3.6. Năng suất lý thuyết của máy ép guồng xoắn: Qlt (kg/h).
Qlt được tính theo công thức sau:
(kg/h)

hay         (kg/h)(XV-9)
Trong đó :
m : Số đầu mối ren của guồng xoắn
R1và R2 : Bán kính ngoài và trong của guồng xoắn.(cm).
b2và b1: chiều rộng của cánh vít ở mặt cắt pháp tuyến theo bán kính ngoài và trong của guông xoắn (cm).
S:Bước cánh vít củaguồng xoắn (cm).
: Góc nâng đường vít xoắn của cánh vít theo đường kính trung bình của guồng xoắn (Độ)
n : Số vòng quay của guồng xoắn trong một phút. (v/ph).
: Vận tốc góc của guồng xoắn (rad/s).
3.3.7. Công suất yêu cầu.N (kw).
Công suất yêu cầu  trên trục động cơ trong máy ép xác định như sau:
(KW)

Hay    (KW)  (XV-36)
Với là vận tốc góc của trục đẩy (v/ph)
: hiệu suất truyền động từ trục động cơ đến trục đẩy dẫn động của guồng xoắn của guồng xoắn
n: Số vòng quay của trục đẩy (v/ph).
W0 : Công lực động được xác định như sau:
W0 =Q.dtb  (KG.cm).
Vơi Q là lực động  (KG).
Dtb :Là đường kính trung bình của guồng xoắn(cm).

(KG).  (XV-25)  .
Với P: Là áp suất ép (KG/cm2)
:Góc nâng đường vít của cánh guồng xoắn tại đường kính trung bình của nó (rad,độ).
:Góc ma sát giữa bề mặt cánh và vật liệu (rad, độ).

CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
4.1 Yêu cầu chế tạo mặt lốp ô tô.
Mặt lốp ô tô là bán thành phẩm của sản phẩm lốp ôtô, nên yêu cầu kỷ thuật không khắt khe lắm, nhưng phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
–    Do vật liệu dẻo có tính đàn hồi tốt nên yêu cầu khuôn phải tạo được mặt lốp có bề rộng và bề dày, đường gờ đúng yêu cầu đặt ra.
–    Tùy theo kích thước, cở lốp mà ta đùn bề rộng và đường gờ khác nhau. Vì vậy  cần phải thay đổi khuôn theo kích thước yêu cầu.
–    Phải có lực ép, cơ cấu ép để đưa cao su ra khỏi khuôn ép.
–    Phải đạt năng suất cao.
–    Sản lượng thành phẩm nhiều.
–    Đảm bảo công nghệ thích hợp.
–    Phải đảm bảo đủ nhiệt độ để cao su không bị đặc cứng.
–    Sản phẩm liên tục và ổn định.
–    Vật liệu cấp liên tục.
4.2.Các phương pháp ép đùn (Các phương án).
Trong thực tế có nhiều phương pháp ép đùn khác nhau thỏa mãn những vấn đề yêu cầu chế tạo mặt lốp. Ta có thể đùn bằng phương pháp cơ khí liên tục. Ép bằng cơ khí gián đoạn, ép dùng cơ cấu dẫn động là thủy lực, khí nén hoặc có thể dùng kết hợp cơ _thủy lực, cơ khí nén.
Tuy nhiên mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau vì vậy ta cần chọn  phương pháp phù hợp với yêu cầu của sản phẩm,vật liệu, và việc cấp liệu.
Ta có các phương án sau:
4.2.1  Phương pháp ép bằng máy ép loại cần đẩy.
– Đây là phương pháp dùng bánh lệch tâm để đẩy vì vậy vật liệu cấp vào không liên tục và sản phẩm ra cũng bị gián đoạn do đó sản phẩm không ổn định, cho năng suất thấp.

1.    Bánh lệch tâm.
2.    Cần đẩy.
3.    Pítông.
4.    Phểu cấp liệu.
5.    Thước mặt lốp.
6.    Chày.
– Ưu điểm của phương pháp này.
+ Kết cấu đơn giản, dễ thay thế, dễ chế tạo.
+ Thích hợp cho cao su đã luyện nóng trước khi đưa vào máy.
+ Gia nhiệt hoặc giảm nhiệt dễ dàng vì vật liệu được ép trong xi lanh.
+ Độ cứng vững cao.
– Nhược điểm:
+ Khó đảm bảo vật liệu vào và bán thành phẩm ra là liên tục.
+ Lực ép có giới hạn.
4.2.2.Phương pháp ép bằng thủy lực.

1)    Bể dầu                                  8) Piston – Xilanh.
2)    Bộ lọc.                    9) Khuôn ép trên.
3)    Bơm.                    10) Khuôn ép dưới.
4)    Van một chiều.                11) Trụ dẩn hướng.
5)    Đồng hồ đo áp suất.
6)    Van trên.
7)    Van đão chiều.
Nguyên lý hạot động:
Bơm dàu (3) cho động cơ hoạt động làm quay hút dầu từ bể (1) qua bộ lọc (2) nén dầu đến một áp suất P, khi ép van đảo chiều (70 đưa dầu vào xi lanh theo đowngf từ trên xuống để ép. Dầu ép (9) đi xuốn kết thúc quá trìng ép. Muốn đi lên tiếp tục ép tiếp thì điều khiển van đão chiều (7) làm cho dầu chạy từ dưới lên Đảy piston (8) đi lên, dầu theo đường trên đi ra và trở về bể dầu. Đồng hồ đo áp suấ (5) đo áp suất dầu khi bơm. Van (6) có tác dụng điều tiết dầu cho phù hợp.
– Ưu điểm:
+ Tính toán và thiết kế các cơ cấu đơn giản.
+ Chuyển động êm, ít gây ồn.
+ Truyền động vô cấp.
+ Có lực ép lớn và công suát với các cơ cấu nhỏ.
+ Dể điều khiển tự động, đão chiều chuyển động chống quá tải.
– Nhược điểm:
+ Giá thành tương đối cao.
+ Yêu cầu kỹ thuật cao.
– Phạm vi sử dụng: Máy ép thuỷ lực được dùng rộng rải trong ngành tự động hoá, cần độ chính xác cao, trong sản xuất cao su chưa cần dùng loại máy này.
4.2.3.Máy ép bánh răng côn.

1)    Động cơ.                    7) Phanh.
2)    Bánh đai nhỏ.                8) Trục vít.
3)    Bộ truyền đai.                9) Cần ép .
4)    Bánh đai lớn.                10) Khuôn ép dưới.
5)    Bánh răng côn.                11) Trục dẩn hướng.
6)    Bánh răng côn.

Nguyên lý hoạt động.
Khi hoạt động, động cơ (1) truyền động cho bánh đai (2) qua dây đai (3) và qua bánh đai (4) đến bánh răng côn (5) làm cho bánh răng côn (6) chuyển động quay và truyền động cho trục vít (8) làm cho cần ép (9) đi xuống ép khuôn (10) sau đó dùng phanh (7) phanh lại và di chuyển bánh răng côn sang trái làm cho càn ép đi lên kết thúc quá trình ép.
– Ưu điểm:
+ Điều khiển được vận tốc khi ép.
+ Kết cấu đơn giản, giá thành rẽ.
– Nhược điểm:
+ Gây va đập khi đổi chiều quay.
+ Tốc độ tương đối chậm.
+ Năng suất thấp.
4.2.4.Máy ép dùng cơ cấu tay quay con trượt.

Category:

THIẾT KẾ MÁY